Trang chủ Trang chủ

Bệnh giao mùa xuân hè

04/04/2024
Thời tiết nóng ẩm cộng thêm nhiệt độ nóng lạnh thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại phát triển gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cả người lớn và trẻ nhỏ. Dưới đây là những bệnh dễ mắc khi giao mùa xuân – hè mọi người nên biết cách phòng ngừa.

1.Cảm cúm 

Vào thời điểm giao mùa xuân hè, khi thời tiết thất thường, độ ẩm cao, nhà bị nồm ẩm là điều kiện lý tưởng để các loại vi rút, nấm mốc phát triển.

Trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu kém nên sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Khi trẻ bị cảm cúm sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân,…

Cách phòng tránh: 

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu bị cảm cúm
  • Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn, thức uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh
  • Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, cần tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

2.Viêm đường hô hấp 

Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus dễ dàng xâm nhập và phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là trẻ em khiến trẻ dễ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi. 

Bệnh thường lây truyền qua tiếp xúc tay, nói chuyện, nước bọt,…

Khi bị viêm đường hô hấp trẻ thường gặp phải các triệu chứng như: sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ…

Cách phòng tránh

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài
  • Không nên để trẻ đi bơi trong các bể bơi công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí. 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá 

https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/newsportal/2018/12/4/644753/Qua-Trinh-Viem-Duong.jpg

3.Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở người lớn, thanh thiếu niên, rất ít là trẻ nhỏ. Khi vào thời tiết chuyển giao xuân sang hè, môi trường, thời tiết thay đổi thất thường ở ngày và đêm dễ khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,…

Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng các biện pháp như:

  • Ăn mặc đủ ấm
  • Ra ngoài có khẩu trang 
  • Hạn chế ra ngoài khi thời tiết khắc nghiệt, chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong nhà

Viêm xoang mũi là bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở trẻ em

4.Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do chủng virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do vật trung gian muỗi vằn. 

Thời điểm xuân hè là lúc thời tiết bắt đầu trở ấm, độ ẩm cao là môi trường thích hợp để muỗi phát triển kéo theo bệnh sốt xuất huyết cũng lây lan nhanh chóng, phổ biến hơn. 

Khi bị sốt xuất huyết người bệnh thường sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết bạn nên diệt hết loăng quăng bằng cách thả cá vào tiểu cảnh, những dụng cụ chứa nước lớn, hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng. 

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Triệu chứng, biến chứng, điều trị và cách chăm sóc tại nhà - Ảnh 2.

5. Bệnh tay chân miệng 

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra và thường bị ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp với đồ dùng, vật dụng bị nhiễm virus từ các bọng nước vỡ hay dịch tiết mũi họng từ người bệnh. 

Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. 

Hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị. Bằng cách rửa tay thường xuyên, đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, rửa sạch sẽ các bề mặt vật dụng tiếp xúc,… để phòng bệnh hiệu quả. 

Chú thích ảnh

Ban truyền thông trường TH Việt Nam - Cu Ba
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 1 đánh giá
Chia sẻ:

Văn bản mới